Nước rất cần thiết cho cơ thể nhưng uống nước nhiều sẽ gây hại cơ thể, đặc biệt là làm suy yếu tạng thận. Khi thận bị suy, dẫn đến não bộ suy. Não bộ suy thì trí lực giảm.
Uống nước nhiều có gây ảnh hưởng đến thận và não không?
Vai trò của nước từ lâu đã được khoa học chứng minh và khẳng định qua nhiều thế kỷ. Nước chiếm hơn 70% trọng lượng và có mặt hầu hết ở trong các cơ quan, bộ phận và các phản ứng sinh hóa của cơ thể. Trong đó, nước tồn tại chủ yếu ở 2 dạng chính: Nước ngoài tế bào và nước trong thế bào . Nước là môi trường dung môi hoàn hảo, nhờ đó mà tất cả lượng thức ăn được đưa vào cơ thể được chuyển hóa hết thành dung dịch, cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Xem thêm uống nước nhiều có lợi gì:
http://xulynuocmiennam.com/uong-nuoc...tot-khong.html
Nếu uống không đủ nước, cơ thể bị thiếu nước sẽ có tác động rất lớn đến toàn bộ sự hoạt động của tất cả các hệ thông cơ quan trong cơ thể. Thận không được tiếp nhận đủ nước sẽ gây suy thận, chức năng không được đảm bảo, lâu ngày dẫn tới việc tích tụ các độc tố trong cơ thể. Người bị thiếu nước thường có dấu hiệu da khô, tóc gãy rụng, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, nhức đầu, táo bón, thậm chí có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như sỏi thận.
Tuy nhiên, có nhiều người lầm tưởng, cứ uống nhiều nước là tốt. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu uống từ 4 – 5 lit nước/ngày sẽ làm thận hoạt động quá tải, hệ quả là thải luôn cả những dưỡng chất và các nhân tố vi lượng ra ngoài cơ thể. Mặt khác, việc uống nhiều nước đối với những người bị tăng huyết áp cũng hết sức nguy hiểm.
Uống nước nhiều, thận sẽ làm việc nhiều và sớm bị suy yếu. Chức năng sinh lý tạng thận và mối quan hệ giữa thận với não bộ. Nước rất cần thiết cho cơ thể nhưng uống nước nhiều sẽ gây hại cơ thể, đặc biệt là làm suy yếu tạng thận. Theo Đông y, tạng thận chủ tủy não, chủ thần, chủ xương cốt, chủ thủy, chủ sinh dục và chủ tiết niệu.
Uống nước như thế nào mới tốt?
Uống nước đúng cách là phải hiểu biết nhu cầu cần nước của cơ thể hằng ngày. Buổi sáng dậy, thay vì uống một lúc hàng lít nước, mỗi người chỉ nên uống một cốc nước 200ml là tốt cho sự bài tiết của cơ thể, tạo thuận lợi cho việc chống táo bón, chống độc. Trong ngày, uống nước cũng không nhất thiết theo quy định uống đủ 2 lít nước… mà phải uống theo nhu cầu của cơ thể. Trong trạng thái sinh lý bình thường, ở nhiệt độ môi trường khoảng 20-25 độ C, một người lao động trí óc trung bình cần từ 1,5 đến 2 lít nước tùy trọng lượng cơ thể (trung bình là 1,7 lít) cho 24h. Lượng nước này một phần đã có trong thức ăn, trong rau quả… Lượng nước mỗi người cần uống thêm hàng ngày từ 1 đến 1,2 lít. Làm việc nơi nóng nực về mùa hè, khi ra mồ hôi nhiều, khi làm việc nặng thì cần đến nước nhiều hơn. Về mùa lạnh ít ra mồ hôi, làm việc nhẹ thì cần ít nước hơn đôi chút. Tuy nhiên, một người lớn làm việc bình thường, mỗi ngày không nên uống quá 600ml nước.
Tìm hiểu thêm uống nước vào buổi sáng có tác dụng gì tại:
http://xulynuocmiennam.com/uong-nuoc-buoi-sang-co-tac-dung-gi.html
Uống nước đúng cách, không những biết tránh những thức uống có hại mà còn phải biết tăng, giảm theo nhu cầu khi trạng thái sức khỏe thay đổi. Nếu gặp các biến cố như: Viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt cao, ăn phải chất độc, dị ứng… tức là khi cơ thể cần một chế độ lợi tiểu hơn thì phải tăng cường nước uống. Lúc này có thể dùng nước chanh, nước hoa quả, nước chè loãng (ít đường) để giúp cơ thể đào thải chất độc dễ dàng. Trong trường hợp cơ thể bị phù nề, cao huyết áp, bị bệnh tim mạch thì không được tăng lượng nước uống.
Uống nước đúng và đủ không có nghĩa là uống một lúc một lượng nước rất lớn, mà phải uống làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần một lượng vừa phải. Khi đi nắng, khát nước nhiều, cũng không nên uống một hơi thật nhiều nước cho “đã khát”. Nghiên cứu cho thấy, khi uống quá nhiều nước một lúc sẽ làm tăng đột ngột lượng nước lưu thông trong máu gây nên trạng thái “quá tải” của tim có thể gây dãn cơ tim, hoặc gây ra cơn cao huyết áp đột ngột, đe dọa tính mạng.